Để ra đời được một thương hiệu gây cảm xúc mạnh đến khách hàng, đằng sau đó là một câu chuyện giúp khách hàng có cái nhìn sâu rộng hơn về thương hiệu đó. Câu chuyện thương hiệu, hay còn gọi là Brand Story, sẽ mang đến cho khách hàng thêm cảm xúc, nhận thức và câu chuyện sâu xa trong ý nghĩa của thương hiệu đó. Không dừng lại ở đó, mỗi câu chuyện sẽ để lại cho khách hàng một ấn tượng riêng biệt giúp khách hàng đến gần hơn với ý nghĩa của thương hiệu, giúp củng cố thêm sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp cũng như thêm sự gần gũi, tình cảm giữa thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp và khách hàng
Vì sao mỗi thương hiệu cần một câu chuyện phía sau?
Công cụ giao tiếp hiệu quả nhất giữa các doanh nghiệp với khách hàng là thông qua các câu chuyện đằng sau sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi khách hàng biết đến bạn thông qua một câu chuyện sẽ giúp khách hàng có thể liên hệ từ những chi tiết trong câu chuyện đó để hiểu về thương hiệu của bạn một cách sâu sắc hơn và giúp thương hiệu của bạn được ghi nhớ lâu hơn so với các thương hiệu khi họ chỉ tiếp xúc bằng trực quan.
Để khách hàng tiếp xúc với thương hiệu thông qua các câu chuyện cũng giống như bạn kể chuyện thông qua phim ảnh, sách, truyện. Mỗi khách hàng có thể cảm nhận câu chuyện đó với cách nhìn nhận của cá nhân họ và bạn là người định hướng suy nghĩ của họ dưới nhận thức cá nhân họ về chính thương hiệu của bạn. Bằng cách này, thương hiệu của bạn sẽ có ấn tượng rất sâu sắc và nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Yếu tố tạo nên câu chuyện về thương hiệu
Bất cứ một câu chuyện nào khi được tạo ra đều cần phải đủ ba yếu tố cốt lõi, đó là: Ý tưởng, nội dung và bố cục.
Ý tưởng: Trong lĩnh vực sáng tạo, ý tưởng là yếu tố cốt lõi tạo nên các sản phẩm. Điều kiện tiên quyết để sản xuất ra một sản phẩm sáng tạo là ý tưởng rõ ràng, mạch lạc. Bạn cần phải trả lời được những câu hỏi về sản phẩm bạn đang làm và doanh nghiệp của bạn như, bạn là ai, bạn đang làm trong lĩnh vực nào, sản phẩm của bạn mang đến giá trị gì, khách hàng sẽ nhận được giá trị gì từ bạn,… Tất cả những điều đó sẽ giúp cho câu chuyện của bạn có tính thống nhất và truyền tải thông điệp dễ dàng hơn.
Nội dung: Sau khi có một ý tưởng cụ thể cho câu chuyện, bạn cần vạch rõ các nội dung bạn muốn đưa vào câu chuyện của bạn. Cần biết rõ mình câu chuyện của mình sẽ đem đến thông tin gì cho khách hàng và thông điệp gì đằng sau câu chuyện đó. Cùng với đó, bạn có thể sáng tạo các nội dung thể hiện cá tính riêng của doanh nghiệp xoay quanh nội dung câu chuyện, các yếu tố hài hước hay sâu sắc, sẽ giúp câu chuyện của bạn gây được nhiều sự chú ý hơn,
Bố cục: Để có được một câu chuyện rành mạch, rõ ràng, giúp người đọc hiểu rõ, nắm được nội dung mà mình đang đọc, tạo nên tính nghệ thuật cũng như sự thuyết phục cho câu chuyện, bố cục mạch lạc cho câu chuyện là điều không thể thiếu. Đây chính là bước để bạn tạo ra sức hấp dẫn, thống nhất của câu chuyện mà bạn muốn truyền tải.
VẬY ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU GÂY ẤN TƯỢNG VỚI KHÁCH HÀNG CẦN NHỮNG YẾU TỐ NÀO?
Muốn câu chuyện về thương hiệu gây được ấn tượng với khách hàng và nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu của khách hàng, cần tuân thủ các yếu tố cơ bản.
Để câu chuyện của bạn có sức hút và được lưu lại lâu trong suy nghĩa của người đọc, câu chuyện của bạn cần mang một ý nghĩa cụ thể, sâu sắc. Để tạo ra được một câu chuyện ý nghĩa bạn cần phải làm rõ các vấn đề dưới đây, nó sẽ giúp cho câu chuyện về thương hiệu của bạn mang ý nghĩa hơn, ấn tượng hơn và có điểm nhấn riêng.
Mỗi việc ta làm khi xuất phát từ cái tâm sẽ nhận lại được đúng những giá trị ta đã cố gắng gây dựng, Một câu chuyện về thương hiệu cũng vậy, nó cũng cần phát xuất phát từ những sự việc, sự vật từ thực tế, dưới ngòi bút của ta, thêm những chi tiết, dẫn chứng để tạo nên câu chuyện hấp dẫn, thu hút hơn những vẫn cần phải chân thực và đúng sự thật.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, cùng với đó cần quan tâm đến giá trị đem lại cho xã hội.Từ câu chuyện của mình, doanh nghiệp có thông lồng ghép các giá trị nhân vân thông qua câu chuyện đó, đó cũng là một cách doanh nghiệp đang đóng góp cho xã hội.
Câu chuyện của bạn được tạo ra nhằm mục đích đến gần hơn với khách hàng hay là tạo ra một liên kết vô hình, giúp khách hàng thấu hiểu hơn ý nghĩa sâu xa từ câu chuyện bạn mang đến. Hãy coi khách hàng như những người thân của bạn, từ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn mong muốn, nhu cầu của khách hàng và tạo ra được những sản phẩm phù hợp.
Nếu chỉ dừng lại ở sự chân thực và gần gũi thì chưa đủ, bạn cần tạo ra một câu chuyện gây ấn tượng mạnh, chạm được đến cảm xúc của người đọc. Điều này sẽ giúp cho câu chuyện của bạn nhận được cảm thông từ khách hàng. Sự thăng hoa trong cảm xúc từ các chi tiết sẽ giúp câu chuyện mang một dấu ấn sâu sắc, đọng lại lâu trong tâm trí của người đọc.
Bạn không nên đưa nhiều tình tiết lan man vào câu chuyện của mình, nó có thể gây cho khách hàng hiểu câu chuyện của bạn theo hướng khác. Bạn nên kể một câu chuyện ngắn, nhưng lồng ghép các chi tiết đặc trưng, nội dung ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu để diễn đạt ý tưởng mà bạn muốn truyền tải trong câu chuyện. Nên bắt đầu từ những tình tiết để dẫn dắt vào bối cảnh của câu chuyện, dần dần đưa câu chuyện lên cao trào, sau đó đưa ra các hướng giải quyết để dần dần tháo dỡ các nút thắt. Cuối cùng cần đúc rút lại bài học kinh nghiệm dựa trên câu chuyện của mình.